Danh mục bài viết

Hỗ trợ trực tuyến

Tin tức

Liên kết web

Thống kê truy cập

  • Hôm nay:

    267
  • Ngày hôm qua:

    187
  • Tuần hiện tại:

    1242
  • Tháng hiện tại:

    5201
  • Lượt truy cập:

    839472

Quảng cáo

Thuốc mới

Tiện ích

Đái hạ

1.Nguyên nhân :

Theo Y Học Hiện Đại:
Sách Bịnh đàn bà của Lương Phán nêu ra một số nguyên nhân sau:
 Do Ký Sinh Trùng Trichomonas ở trong âm đạo và ống dẫn tiểu làm cho âm đạo sưng lên (viêm), tiết ra dịch nhầy nhiều, gọi là
Đái Hạ.
 Do Nấm Albicans Can didas phát triển ở âm đạo trong môi trường ở âm đạo quá chua (khi dư kích thích tố nữ, thai nghén, v.v..)
 Do âm đạo bị viêm vì vi khuẩn, nhất là vi khuẩn lậu và các loại vi khuẩn thương hàn hoặc siêu vi cúm.
 Do viêm cổ ngoài và cổ trong tử cung.
 Viêm âm hộ do vi khuẩn.
 Một số nguyên nhân khác như: Dùng xà bông, chất nylon của một số quần lót, v.v..

Theo Y Học Cổ Truyền
Rất nhiều tác giả đã nêu lên nhiều quan điểm khác nhau tùy từng thời, từng chủ trương, v.v., đã được các sách về phụ khoa ghi chép
lại, v.v., có thể tóm kết như sau:
Sách Phụ khoa trung y học giảng nghĩa của học viện Trung y Thành Đô cho là chủ yếu bởi mạch Nhâm và mạch Đái vì Mạch Đái chủ việc
ước thúc, còn mạch Nhâm chủ bào thai, nếu hai mạch ấy không làm tròn chức năng sẽ gây ra đái hạ.
Nguyên nhân gây ra Đái hạ có 5 loại chính:
 Do Tỳ Hư
Do ăn uống mệt nhọc làm tổn thương Tỳ, Tỳ dương suy yếu, sự vận hóa mất bình thường, chất tinh vi của Tỳ không đưa lên
được để sinh huyết mà lại hóa ra thấp khí lắng xuống gây ra Đái Hạ (Sách Phụ Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa).
Sách Bút Hoa Y Kính viết: “Đái Hạ có 5 sắc, không cần phải phân ngũ tạng, tóm lại không ngoài Tỳ hư có thấp mà thôi”.
 Do Thấp Nhiệt
Sách Phụ Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa ghi: “Thấp tà xâm nhập vào đọng lại sinh nhiệt hoặc uất kết của Mạch Đái hoặc lấn vào
Tỳ làm Tỳ khí dồn xuống (hạ đàm) gây ra bịnh”.
Sách Y Học Quản Bút Ký ghi: “Nếu có đái hạ đục như nước vo gạo, hôi mùi tanh thối là thấp nhiệt”.
 Do Can Uất
Sách Phụ Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa ghi: “Tình chí không thoải mái, Can khí uất ở trong, uất lâu hóa nhiệt xuống khắc Tỳ Thổ,
Tỳ không hóa được Thấp, hãm xuống thành bịnh”.
Sách Nam Nữ Khoa: “Tỳ khí hư, Can khí uất thường sinh ra Đái hạ”.
Sách Phụ Đạo Xán Nhiên của Lê Hữu Trác: “Phụ nữ lo nghĩ, tức giận nhiều, tổn đến Tâm, Tỳ, Can hỏa bốc lên làm cho huyết
không quy kinh thường sinh ra Đái Hạ. Cũng sách này còn ghi: Tức giận quá thì thương Can, Cam thừa khắc Tỳ Thổ, Tỳ bị
thương tổn thì sinh Thấp, thấp sinh nhiệt, nhiệt tích không thông nên chất uế trọc thấm vào bàng quang rồi bài tiết ra thành Đái
hạ”.
Sách Phụ Nhân Quy: “Đái Hạ có khi vì do tức giận theo Can kinh mà xuống”.
 Do Đàm Thấp:                                                                                                                                                                                                                                       Sách Phụ Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa: Tỳ hư thấp tụ lại thành đàm, đàm và thấp chảy dần xuống hạ tiêu gây ra Đái hạ.

Sách Nam Nữ Khoa: “Tỳ dương hư không vận hóa được tinh dịch, thấp trọc đình trệ bên trong dồn xuống 2 mạch Xung và Nhâm
gây ra Đái hạ”.
Tiết Kỷ trong sách Nữ Khoa Bí Yếu nhận định: “Thấp đàm chảy xuống tích trữ lại thành Đái hạ”.
 Do Thận Hư
Sách Phụ Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa: “Ham dâm dục làm Thận bị tổn hại, dương khí hao tổn, mạch Đái không kiềm chế được,
mạch Xung, Nhâm không thu nhiếp được, tinh dịch trong bào cung tự chảy ra, thành bịnh Đái hạ”.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác:
 Do Phong Hàn: Sách Sào Thị Chư Bịnh Nguyên Hậu Tổng Luận viết: “Đái hạ do lao thương quá độ, tổn động tới kinh huyết làm
cho thân thể héo gầy, gặp phải Phong hàn nhập vào bào lạc chống với huyết tạo thành Đái hạ”.
 Do Âm Hư: Sách Phụ Khoa Ngọc Xích ghi: Chứng Bạch Đái người ốm thường bị vì âm hư.
 Sách Nữ Khoa Toát Yếu ghi: “Chứng Đái Hạ hoặc do ăn uống no say quá mà giao hợp, hoặc dùng nhiều chất cao lương mỹ vị, hoặc
uống thứ thuốc khô táo lâu ngày làm tổn thương âm huyết, dương khí bị nén xuống gây ra Đái hạ”.
 Sách Trung Y Học Khái Luận lại nêu ra 5 nguyên nhân sau:
 Thấp nhiệt
 Đàm thấp dồn xuống
 Tinh thần bị kích thích
 Phòng lao quá độ
 Tỳ Thận hư yếu
 Sách Châm Cứu Giản Yếu nêu ra 5 nguyên nhân:
 Nhiễm khuẩn: Do thấp nhiệt, tỳ khí suy yếu
 Do Can uất sinh nhiệt
 Do Đàm thấp, khí hư
 Do Tỳ khí dương hư, hàn thấp trì trệ
 Do Thận dương hoặc Thận âm hư

2.Điều Trị :

TRIỆU CHỨNG
Theo sách Phụ Khoa Trung Y Học Giảng Nghĩa: Đái Hạ Do Tỳ Hư:

CHỨNG: Chất Đái hạ như nước mũi, không mùi, lưng và bụng không thấy trướng đau, sắc da trắng, tay chân mát, tinh thần mỏi mệt, ăn
ít, đại tiện lỏng, hai bàn chân hơi phù, chất lưỡi bình thường hoặc nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Hoãn Nhược.

BIỆN CHỨNG:
 Tỳ khí hư nhược không vận hóa được thức ăn uống để trở thành chất tinh vi, do đó thủy thấp bị hãm hạ xuống dưới, gây nên Đái
Hạ.
 Tỳ dương hư không ôn dưỡng được cơ biểu nên sắc mặt trắng nhạt, tay chân hơi mát, vì tay chân và mặt đều thuộc về Tỳ.
 Tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, chức năng vận chuyển bị trở ngại gây ra đại tiện lỏng và bàn chân hơi phù.
 Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Hoãn Nhược là biểu hiện của Tỳ dương suy kém.

Đái Hạ Do Thận Hư:

CHỨNG: Đái Hạ trắng trong, hơi lạnh, lượng ra nhiều suốt ngày rỉ giọt không ngớt, sắc mặt hơi xám, đại tiện lỏng, tiểu nhiều, nước tiểu
trong và dài, đêm đi nhiều hơn, lưng nhức mỏi như bị gẫy, bụng dưới cảm thấy hơi lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Trì,
nhất là bộ Xích.

BIỆN CHỨNG
 Thận dương hư sinh hàn, Mạch Đái kém chức năng ước thúc, Mạch Nhâm bị suy tổn làm cho tinh dịch chảy ra nhiều mà sắc
trắng trong và lạnh.
 Eo lưng thuộc Thận, Thận hư không dưỡng được cốt tủy nên lưng đau mỏi như gẫy.
 Bụng dưới là chỗ ở của bào cung, có liên hệ mật thiết với Thận. Thận dương hư không làm ấm được bào cung, vì vậy, bụng dưới
cảm thấy hơi lạnh.
 Chất lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Trì là dấu hiệu của Thận dương hư.

Đái Hạ Do Thấp Nhiệt:

CHỨNG: Chất dịch chảy ra như nước vo gạo, hơi vàng xám giống như mủ hoặc lẫn sắc máu, mùi hôi, đầu xoay xẩm, nặng nề, hay mệt
nhọc, tâm phiền, ít ngủ, đại tiện bón, nước tiểu đỏ, ngắn, miệng đắng, họng khô, âm hộ ngứa, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Nhu Sác.

BIỆN CHỨNG.
 Do thấp độc nhập vào bào cung làm tổn thương Mạch Xung, Nhâm, thấp độc ứ đọng lâu ngày sinh nhiệt, nhiệt nhiều thì chất dơ
bẩn bị dồn xuống và chảy ra như nước vo gạo hoặc giống như mủ và mùi hôi là âm đạo sưng, ngứa.
 Thấp nhiệt nung đốt bên trong làm tổn hao tân dịch khiến cho đái hạ ra đặc, dính, có mùi, họng khô, miệng đắng.
 Thấp nhiệt nung nấu ở hạ tiêu sinh ra đại tiện bón, nước tiểu đỏ.
 Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Sác là biểu hiện thấp nhiệt chứa đọng lâu ngày hóa nhiệt gây ra.

ĐIỀU TRỊ
Tỳ Hư: Kiện Tỳ, ích khí, chỉ đới.

Dùng bài Hoàn đới thang (Nam nữ khoa): Bạch truật (sao) 15g, Thương truật 9g, Đảng sâm 9g, Bạch thược (sao rượu) 6g, Hoài
sơn 15g, Xa tiền tử (sao rượu) 0,9g, Kinh giới huệ (sao đen) 1,5g, Sài hồ 1,5g, Trần bì 1,5g, Cam thảo 3g. Sắc uống ấm, xa bữa ăn.
Hoặc Phục thỏ hoàn (Chứng trị chuẩn thằng): Phục linh 90g, Thỏ ty tử 150g, Thanh liên tử 60g. Tán bột,k trộn với rượu, làm
thành viên to bằng hột Ngô đồng. Mỗi lần uống 30-50 viên với nước muối nhạt, lúc đói.
 Thấp Nhiệt: Thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ đới, kèm bổ Tỳ.
Dùng bài Dịch Hoàng Thang gia giảm (Nam nữ khoa): Khiếm thực (sao, đập giập) 30g, Hoàng bá (sao muối) 6g, Hoài sơn 30g,
Bạch quả (đập nát) 10 quả. Sắc uống.
 Đờm Thấp: Kiện Tỳ, hóa đờm, táo thấp.
Dùng bài Lục quân tử thang gia giảm.
 Can Uất: Sơ Can, giải uất, thanh nhiệt, chỉ đới.
Dùng bài Đơn chi tiêu dao tán gia giảm (Nữ khoa toát yếu): Đương quy 6g, Bạch linh 6g, Bạch truật 6g, Chích thảo 4,5g, Bạch
thược 9g, Bạc hà (sao) 4,5g, Trần bì 4,5g, Bào khương 4,5g, Đơn bì 6g, Chi tử 6g.
 Nhiệt nhiều: Thanh Can, tả nhiệt. Dùng bài Long đởm tả can thang.
 Thận dương hư: Bổ Thận, cố nguyên khí. Dùng bài Nội bổ hoàn (Nữ khoa thiết yếu): Lộc nhung, Thỏ ty tử, Sa uyển tật lê, Tử
uyển, Hoàng kỳ, Phụ tử (chế), Tang phiêu tiêu, Nhục thung dung, Bạch tật lê. Lượng bằng nhau. Tán bột, trộn mật làm hoàn, to
bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với rượu, hâm ấm trước khi uống trước bữa ăn.
 Thận âm hư: Tráng thủy, chế hỏa, chỉ đới. Dùng bài Tri bá bát vị hoàn gia giảm.

CHÂM CỨU
 Sách Châm Cứu Đại Thành: Đái Mạch, Quan Nguyên, Khí Hải, Tam âm giao, Bạch hoàn du, Gian sử.
 Sách Tư Sinh Kinh: Đái Mạch, Tiểu Trường du.
 Sách Châm Cứu Học Giảng Nghĩa: Đái Mạch, Bạch hoàn du, Khí hải, Tam âm giao, Âm lăng tuyền và Hành gian.
 Sách Châm Cứu Học Thượng Hải: Đái Mạch, Khí hải, Tam âm giao, Âm lăng tuyền và Hành gian.
 Sách Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu: Đái Mạch, Ngũ xứ, Khí hải và Tam âm giao.
 Sách Châm Cứu Học Thủ Sách: Đái Mạch, Tỳ du, Tam tiêu du, Quan nguyên (đều châm), Công Tôn và Tam âm giao (đều cứu).
 Sách Châm Cứu Học Thực Hành: của Nguyễn Hữu Hách: Đái Mạch, Khí hải, Ẩn Bạch, Gian Sử, Túc tam lý, Trung cực, Âm lăng
tuyền.
 Sách Châm Cứu Học Việt Nam: Đái Mạch, Khí hải, Tam âm giao, Hành gian và Âm lăng tuyền.
 Sách Y Học Cổ Truyền Dân Tộc: Đái Mạch, Khí hải, Tam âm giao, Hành gian và Âm lăng tuyền.
 Sách L’Acupuncture Pratique của H. Voisin: Tam âm giao, Khí hải, Quan nguyên, Chương môn, Kỳ môn.
 Sách L’Acupuncture à la portée de tous của D. Dervieux: Tam âm giao, Chiếu hải, Thiếu xung, Thái khê, Thái xung, Hành gian.

 

 

Các tin khác