Danh mục bài viết

Hỗ trợ trực tuyến

Tin tức

Liên kết web

Thống kê truy cập

  • Hôm nay:

    40
  • Ngày hôm qua:

    289
  • Tuần hiện tại:

    1304
  • Tháng hiện tại:

    5263
  • Lượt truy cập:

    839534

Quảng cáo

Thuốc mới

Tiện ích

Món ăn thuốc từ ngải cứu trị thống kinh

Ngải cứu mang tới cho bạn những món ăn ngon, không chỉ vậy những thức ăn này còn có công hiệu quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là chị em.

Ngải cứu mang tới cho bạn những món ăn ngon, không chỉ vậy những thức ăn này còn có công hiệu quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là chị em. Ngải cứu chứa các tinh dầu, các flavonoid, coumarin, tanin... Hoạt chất chung của ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn, hưng phấn tử cung, giảm thẩm tính mao mạch, xúc tiến quá trình đông máu.

Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, tính hơi ôn; vào tỳ can thận. Có tác dụng ôn kinh chỉ huyết, tán hàn chỉ thống, lý huyết an thai. Dùng cho các trường hợp nôn ra huyết, ho đờm lẫn huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện xuất huyết. Dùng 4 - 15g/ngày bằng cách nấu, sắc, nghiền ép vắt nước.

Món ăn thuốc từ ngải cứu trị thống kinh

Gà hầm ngải cứu làm thuốc bổ dưỡng cho chị em tỳ vị hư nhược, ăn kém.

Một số món ăn bài thuốc có ngải cứu:

Cháo ngải: ngải cứu 15-20g, gạo tẻ 50g. Ngải cứu nấu sắc nước bỏ bã, nấu với gạo thành cháo đặc, thêm đường trắng liều lượng vừa ăn. Ăn sáng và chiều tối, ăn khi nóng. Dùng cho trường hợp kinh đến chậm (sau kỳ khoảng 3-5 ngày thì dùng cho đến khi có kinh 3 ngày thì ngừng), đau bụng kinh do hư hàn, kinh nguyệt không đều, đau vùng tiểu khung do lạnh.

Nước ngải cứu chưng trứng gà: ngải cứu tươi 50g, trứng gà 2 quả. Ngải cứu sắc lấy nước bỏ bã, dùng nước này chưng với trứng. Ăn trứng và uống nước canh. Ăn liên tục đợt 5 ngày. Dùng cho các trường hợp huyết trắng (phụ nữ bạch đới).

Canh rau ngải: rau ngải (non) 1 nắm, thịt lợn nạc 100 - 150g. Chọn phần rau ngải tươi non, rửa sạch; thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị, xào cho ngấm mắm muối, cho lượng nước vừa đủ ăn, đun sôi; cho rau vào đun chín, nêm gia vị vừa ăn. Ngày ăn 1 lần.  Dùng cho người kinh nguyệt ra sau kỳ, khí hư nhiều, bế kinh ứ huyết có khi đau, bụng dưới lạnh đau.

Trứng tráng lá ngải: lá ngải non 50g, trứng gà 1 - 2 quả. Lá ngải rửa sạch, băm nhỏ; trứng gà đập bỏ vỏ, thêm gia vị, trộn đều; đổ lên chảo rán nóng có dầu; rán chín. Ngày dùng 1 - 2 lần. Dùng cho người tạng hàn đau đầu (huyết áp thấp), phụ nữ kinh nguyệt ra sau kỳ, khí hư nhiều, bế kinh ứ huyết gây đau bụng, bụng dưới lạnh đau.

Gà hầm ngải: ngải cứu tươi 200g, kỷ tử 20g, đương quy 10g, gà ác 1 con. Gà làm sạch, hầm cùng dược liệu. Ăn trong ngày. Làm thuốc bổ dưỡng cho người tỳ vị hư nhược ăn kém.

Nước gừng ngải cứu: gừng tươi, ngải cứu liều lượng bằng nhau sắc hãm đặc lấy nước cho uống. Dùng cho trường hợp sau đại tiện còn xuất huyết theo phân rỉ rả.

Kiêng kỵ: Không dùng cho các trường hợp âm hư huyết nhiệt.

BS. Tiểu Lan

Các tin cũ hơn