Danh mục bài viết

Hỗ trợ trực tuyến

Tin tức

Liên kết web

Thống kê truy cập

  • Hôm nay:

    113
  • Ngày hôm qua:

    165
  • Tuần hiện tại:

    800
  • Tháng hiện tại:

    3690
  • Lượt truy cập:

    837961

Quảng cáo

Thuốc mới

Tiện ích

Thuốc từ mầm lúa mạch

Mầm mạch, mầm lúa là nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất bánh kẹo, rượu bia và cho rất nhiều ngành công nghiệp. Đây còn là món ăn rất bổ dưỡng nhờ có nhiều sinh tố, hợp tì vị, nhất là những người yếu dạ dày. Trong Đông y, chúng cũng là vị thuốc tốt cho hệ tiêu hóa.

Mầm mạch (Fructus Hordei germinatus) còn gọi là mạch nha, là hạt chín già đã nảy mầm khô ở nhiệt độ dưới 60oC của cây đại mạch (Hordeum sp.). Thành phần hóa học: trong mầm mạch có chứa tinh bột, chất béo, protid, đường maltose, saccarose, vitamin B, C và nhiều men amylaza, maltaza, diastaza, invertaza, lipaza, peptidaza, proteaza… Theo y học cổ truyền, mầm mạch vị mặn ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ và vị. Tác dụng làm tiêu hoá thức ăn, khai vị, giảm sữa. Có công năng tiêu thực, hoà trung, bổ tỳ, nhuận phế. Dùng cho các trường hợp đầy bụng, trướng bụng không tiêu, ứ tắc sữa, ăn kém, suy nhược, ho lao, tâm phế mạn tính. Liều dùng: 8 - 16g. Có thể dùng tới 250g.

 

 

Cốc nha là hạt thóc tẻ nảy mầm sấy khô.

 

Mầm lúa

 

(Fructus Orysae germinatus) còn gọi là cốc nha, là hạt chín già đã nảy mầm khô của cây lúa tẻ (Oryza sativa L. var utilissima). Theo y học cổ truyền, mầm lúa vị ngọt tính ôn. Vào kinh tỳ và vị. Có tác dụng tiêu hoá, khai vị. Mạch nha và cốc nha có tác dụng kiện vị, giúp tiêu hoá nhưng tác dụng giúp tiêu hoá của mầm mạch mạnh hơn, tác dụng dưỡng vị của mầm lúa mạnh hơn; vì vậy thường kết hợp 2 vị này để điều trị tiêu hoá không tốt. Liều dùng: 12 - 20g. Dùng sống hoặc sao qua.

Một số món ăn - bài thuốc có mầm mạch, mầm lúa

Tiêu thực hoá tích (sữa tích trệ không tiêu, bụng trướng đầy, kém ăn): mầm mạch sao 12g, sơn tra sống 12g. Sắc uống.

Trị tỳ vị hư hàn, ăn không tiêu: mầm mạch 16g, đảng sâm 12g, phục linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, thảo quả 8g, gừng khô 4g, trần bì 6g, hậu phác 8g. Sắc uống.

 

 

Mạch nha là hạt chín già đã nảy mầm của cây đại mạch sấy khô.

 

Trị sữa tích lại, vú căng đau hoặc khi cai sữa:

 

mầm mạch sao 125g, sắc uống. Mỗi ngày 1 thang, uống liền 2 - 3 ngày, có tác dụng giảm bớt sữa, đồng thời lấy 125g bì tiêu, thêm đường mật pha bôi vào vú.

Hoặc mầm mạch sao 250g, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 20g, ngày uống 4 lần, chiêu với nước đun sôi.

Trẻ em ăn kém, chậm tiêu, chậm lớn: mạch nha 100g, sơn tra 50g, bột gạo rang 150g, đường trắng 75g. Tất cả sao giòn hoặc sấy khô, tán mịn; trộn đều hoà với mật ong, ép thành bánh cho ăn thường ngày.

Sản phụ sau đẻ bị viêm vú (áp-xe vú) ứ tắc sữa, vỡ mủ, sốt: mạch nha 60g, gạo 60g. Mạch nha sao qua, sắc lấy nước; đem nước mạch nha nấu với gạo thành cháo. Ngày ăn 1 lần. Đợt dùng liền 3 ngày.

Trị thức ăn tích trệ không tiêu, bụng trướng, miệng hôi: mầm lúa sao 12g, mầm mạch sao 12g, sơn tra sao 12g, thần khúc sao xém 12g, lai phục tử 8g. Sắc uống.

Hoặc mầm lúa 12g, thương truật 8g, kê nội kim 8g, cam thảo 8g. Sắc uống.

Trị tỳ vị hư nhược, tiêu hoá không tốt, nôn, tiêu chảy, kém ăn: mầm lúa 20g, cam thảo 8g, sa nhân 4g, bạch truật 12g. Sắc uống.

Kiêng kỵ: Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng do làm giảm lượng sữa.

TS. Nguyễn Đức Quang

Các tin cũ hơn