Danh mục bài viết

Hỗ trợ trực tuyến

Tin tức

Liên kết web

Thống kê truy cập

  • Hôm nay:

    680
  • Ngày hôm qua:

    446
  • Tuần hiện tại:

    2390
  • Tháng hiện tại:

    6349
  • Lượt truy cập:

    840621

Quảng cáo

Thuốc mới

Tiện ích

Bài thuốc trị băng lậu

Bài thuốc trị băng lậu

Băng lậu là xuất huyết không bình thường ở tử cung của nữ giới ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Theo Đông y, huyết băng không cầm được thì xung - nhâm không chắc, khí huyết hao tổn, lâu ngày thành lậu. Lậu ra không cầm được thì bệnh phát triển, có thể xuất hiện huyết băng. Cơ lý chủ yếu của băng lậu là công năng của phủ tạng, của khí huyết mất điều hòa.

Nguyên nhân của bệnh phần nhiều có liên quan đến những nhân tố thất tình (tức là bảy tình chí): vui mừng, giận dữ, lo lắng, nghĩ ngợi, buồn rầu, khiếp sợ, kinh hãi quá mức bình thường, ăn uống lao động quá nhiều và mệt mỏi, sinh hoạt tình dục không điều độ.

Trên lâm sàng, chứng bệnh này chia ra 4 thể là huyết nhiệt, khí hư suy, huyết ứ và thận hư.

Bài thuốc trị băng lậu 1
 Cây ngải cứu.

Băng lậu do huyết nhiệt:

Do cơ thể vốn dương thịnh hoặc nhiễm phải tà nhiệt hoặc hay ăn thức ăn cay. Hoặc do tư tưởng, tình cảm, tâm trạng bị kích thích quá mức, nóng nảy, bực tức, uất hận làm tổn thương đến can, can hỏa nội thịnh, nhiệt quấy nhiễu xung - nhâm.

Biểu hiện: ở âm đạo đột nhiên xuất ra lượng lớn huyết hoặc huyết ra đầm đìa, màu đỏ sẫm, nhiều ngày không sạch, đầu choáng váng, mặt đỏ gay, miệng khô họng táo, người cồn cào nôn nao không ngủ được hoặc sốt nhẹ về chiều, chất lưỡi đỏ, mạch hồng sác.

Phép trị: thanh nhiệt lương huyết, làm chắc lậu, cầm băng huyết.

Bài thuốc: sinh địa, ngó sen, mẫu lệ, quy bản (mai rùa), ích mẫu thảo đều 15g; quả dành dành (rang cháy), hoàng cầm, địa du đốt thành than, tông thán (cây cọ đốt thành than), kinh giới (đốt thành than), a giao (cao da lừa), mạch đông đều 9g, sắc lấy nước uống, ngày 2 lần, uống cho đến khi cầm máu hẳn là được.

Băng lậu do khí hư suy:

Phần nhiều do tỳ khí hư nhược (vì tỳ thống huyết). Nếu suy nghĩ quá độ, ăn uống và lao động quá mức gây mệt mỏi, đều có thể tổn thương đến tỳ.

Bài thuốc trị băng lậu 2
 Cây nhân sâm.

Biểu hiện: ban đầu thấy lậu ra không dứt, tiếp đến thấy băng huyết, cũng có trường hợp đột nhiên băng huyết dữ dội, màu máu đỏ nhạt, không có cục máu ra theo, cơ thể lạnh, tinh thần mệt mỏi, thắt lưng mỏi, người uể oải rã rời, phân nhão lỏng, ăn vào nghẹn tắc, sắc mặt trắng bệch, động nhúc nhắc một tí là khí đoản hoặc toát mồ hôi, mặt và mắt trông thẫn thờ. Chất lưỡi đỏ nhạt, bên cạnh lưỡi có vết răng cắn, rêu lưỡi mỏng, trơn bóng, mạch tế nhược, vô lực.

Bỗng nhiên bị băng huyết, nếu máu ra ồ ạt, màu máu đỏ tươi hoặc có kèm theo máu cục, gọi là bạo băng. Sắc mặt trắng nhợt, chân tay lạnh toát, thậm chí bị hôn quyết (bỗng nhiên ngã ra, tay chân lạnh giá, mê man không biết gì), hư thoát (bệnh lâu ngày, nguyên khí hư nhược, tinh khí mất hết dẫn). Chất lưỡi nhạt, không có rêu lưỡi, mạch tế sác.

Tất cả những hiện tượng này đều là biểu hiện nguy kịch của băng huyết, cần cấp cứu ngay tức khắc để làm thay đổi tình trạng dương vong.

Phép trị: bổ khí giữ huyết, kiện tỳ ích thận, ôn bổ thận dương, làm chắc huyết, chỉ huyết.

Bài 1: nhân sâm (hoặc đảng sâm) 6g, bạch truật 9g, phục thần 9g, nhân hạt táo chua (loại táo ta) 9g, đương quy 6g, hoàng kỳ 9g, viễn chí 4g, cùi long nhãn 6g, mộc hương 4g, cam thảo 3g, táo tàu 5 quả, gừng tươi 3 lát mỏng.

Bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí dưỡng huyết. Tâm chủ huyết, tì thống huyết, cho nên có tác dụng dẫn máu quy kinh, do đó có được hiệu quả cầm băng lậu. 

Bài 2: thục địa 30g, bạch truật 15g, hoàng kỳ 9g, nhân sâm 9g, đương quy 9g, gừng rang 1,5g, sắc lấy nước uống.

Bài thuốc này có tác dụng ích khí, làm chắc huyết, đặc biệt lấy than gừng rang để dẫn huyết quy kinh, bổ trung, có tác dụng thu liễm.

Bài 3: a giao 9g, lá ngải cứu 3g, thục địa 15g, đương quy 9g, bạch thược 9g, xuyên khung 3g, cam thảo nướng 3g, đảng sâm 9g, hoàng kỳ 9g, sắc lấy nước uống.

Chú ý: Khi “bạo băng”, trước hết phải dùng những bài thuốc bổ khí hồi dương sau đây để cấp cứu, sau khi bệnh tình đã chuyển biến tốt rồi mới dùng các bài thuốc trên để điều trị.

Bài 1: Độc sâm thang gồm sâm cát lâm 12-15g, nấu lấy nước thuốc đặc để uống.

Bài 2: Sâm phụ thang gồm sâm cát lâm 15g, thục phụ 12g, sắc lấy nước đặc uống.

Bài 3: Sâm tam thất mạt (bột sâm tam thất), uống với nước sôi để ấm.
 
Mời bạn đọc xem tiếp trên SK&ĐS số 38, ra ngày 7/3/2013

BS. Thanh Quy

Các tin cũ hơn