Danh mục bài viết

Hỗ trợ trực tuyến

Tin tức

Liên kết web

Thống kê truy cập

  • Hôm nay:

    45
  • Ngày hôm qua:

    846
  • Tuần hiện tại:

    2772
  • Tháng hiện tại:

    6560
  • Lượt truy cập:

    840831

Quảng cáo

Thuốc mới

Tiện ích

Kinh nguyệt đến không đúng kỳ

1.Nguyên Nhân :

 Theo Đông Y
 Có thể do: Tỳ hư, Khí uất, Huyết ứ.

  •     Tỳ Hư: Nhiệm vụ chính của Tỳ là thống huyết. Tỳ khí hư yếu thì chức năng chuyển vận sẽ bị rối loạn làm ảnh hưởng đến kỳ kinh.

    Nếu chức năng vận hóa suy kém thì việc ăn uống cũng sẽ giảm, thường làm cho lượng kinh ra ít, kinh nguyệt đến sau kỳ. Ngược lại,
    nếu chức năng vận hóa tốt, ăn uống khỏe, lượng huyết sẽ nhiều và kinh nguyệt sẽ đến sớm. Diệp Thiên Sỹ trong sách Nữ Khoa đã
    nhận định: “Kinh nguyệt đến lúc sớm lúc trễ là do Tỳ khí của thổ không sinh nên không muốn ăn uống, vì vậy mà huyết suy kém,
    kinh đến muộn hoặc tháng sau ăn uống ngon hơn thì kinh nguyệt lại đến sớm”.

  •     Khí Uất: Khí là tướng của huyết, khí hành thì huyết cũng hành, khí trệ thì huyết ngừng, vì vậy, khí thông hay không đều ảnh

    hưởng đến kinh nguyệt đến sớm hoặc trễ.

  •    Huyết Ứ: Huyết ngưng trệ có thể làm cho kinh nguyệt đến trễ hoặc là huyết ứ không lưu thông được khiến cho huyết mới sinh

    không về được kinh mạch cũng có thể làm cho kinh đến sớm.

2.Điều Trị :

TRIỆU CHỨNG
  
 Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
        Chứng Tỳ Hư: Sắc mặt xanh vàng, da thịt phù, tinh thần uể oải, tay chân lạnh, hồi hộp, chóng mặt, hơi thở ngắn, thiếu sức,
    miệng nhạt, ăn ít, tiêu lỏng, rêu lưỡi mỏng, nhạt hoặc trắng nhớt, mạch Hư, Trì.
    ĐIỀU TRỊ: Bổ Tỳ ích khí, dưỡng huyết, điều kinh. Dùng bài Quy Tỳ Thang (Tế Sinh Phương).
    Hoặc bài Ôn Vị Ẩm (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
    Ăn ít, bụng đầy thêm Mạch nha, Sa nhân, Trần bì. Kinh nguyệt ra nhiều, bỏ Sinh khương, Đương quy, thêm Ô tặc cốt, Tông lư
    (tro).
        Chứng Can Khí Uất: Kinh nguyệt lúc sớm lúc trễ, trồi sụt không đều, kinh nguyệt không thông, trước hoặc đầu lúc hành kinh
    thì bụng dưới đau, ngực sườn đầy tức, tinh thần bực dọc, hay cáu gắt, sắc mặt không tươi sáng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch
    Huyền, Tế.
    ĐIỀU TRỊ: Sơ Can, giải uất, lý khí, điều kinh Dùng bài Tiêu Dao Tán (Hòa Tễ Cục Phương): Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Bạch
    truật, Phục linh, Cam thảo, Bạc hà, Bào khương
    Hoặc Tử Kim Hoàn (Diệp Thiên Sỹ Nữ Khoa) hoặc Sâm Linh Bạch Truật Tán (Hòa Tễ Cục Phương).
    Khi hành kinh mà bụng đau thêm Hương phụ, Diên hồ sách; Trong kinh có cục thêm Trạch lan, Ích mẫu. Nếu có sốt thêm Đơn bì,
    Chi tử; Thức ăn không xuống thêm Chỉ xác, Hậu phác, Trần bì; Kèm Thận hư thêm Thỏ ty tử, Thục địa, Tục đoạn.
        Chứng Huyết Ứ: Trước khi hành kinh và lúc bắt đầu có kinh bụng dưới căng, đau, có khối u, đè vào thấy đau hơn, kinh đến lúc
    sớm lúc trễ.
    ĐIỀU TRỊ: Dùng bài Đào Nhân thang (Thiên Kim Phương).
        Chứng Thận Hư: Kinh đến sớm hoặc trễ, lượng ít, màu nhạt, trong, dẻo, sắc mặt sạm đen, váng đầu, ù tai, lưng đau, bụng dưới
    xệ xuống, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm, Nhược.
    ĐIỀU TRỊ: Bổ Thận, ích khí, dưỡng huyết, điều kinh. Dùng bài Cố Âm Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư) thêm Nhục quế, Phụ tử, Bổ cốt chỉ
    (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học).
    (Nhân sâm ôn nguyên khí; Thục địa, Sơn thù tư Thận, ích âm; Thỏ ty tử, Bổ cốt chỉ bổ Thận dương, ích tinh khí; Ngũ vị tử tưThận, liễm âm, chỉ tả; Sơn dược cố Thận, bồi Tỳ, chỉ tả; Nhục quế, Phụ tử bổ Mệnh môn hỏa; Viễn chí giao thông Tâm Thận làm
    cho thủy hỏa tương tế, thủy đầy đủ, hỏa mạnh lên, âm bình, dương bí thì kinh nguyệt tự điều hòa).
        Nếu Can uất Thận hư, biểu hiện kinh nguyệt không đều, lượng kinh ra nhiều hoặc ít, khi hành kinh thì đau lưng, mỏi gối. Trước
    khi hành kinh thì vú sưng đau, tâm phiền, dễ tức giận, lưỡi đỏ tối, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Tế.
    ĐIỀU TRỊ: Bổ Thận thư Can. Dùng bài Định Kinh Thang (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Sài hồ, Sơn
    dược, Phục linh, Thỏ ty tử, Kinh giới (sao).
    (Sài hồ, Kinh giới sơ Can giải uất; Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết, nhu Can; Thục địa, Thỏ ty tử bổ Thận, ích tinh huyết;
    Sơn dược, Phục linh kiện Tỳ sinh huyết).

  CHÂM CỨU
        Can Uất: Châm Can du, Kỳ môn, Thái xung, Trung cực, Tam âm giao.
    (Can du hợp với Kỳ môn là cách phối hợp huyệt Bối du và Mộ, để sơ Can, giải uất; Thái xung là huyệt Nguyên của kinh Can có
    tác dụng sơ điều lý khí; Trung cực là yếu huyệt của mạch Nhâm, dùng để ích mạch Nhâm, Xung; Tam âm giao là huyệt hội của
    ba kinh âm ở chân. Can uất được giải, mạch Nhâm, Xung được điều hòa thì kinh nguyệt sẽ đến (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
        Thận Hư: Bổ Thận bồi thổ, dưỡng huyết điều kinh. Châm Quan nguyên, Trung cực, Khí hải, Thận du, Tam âm giao, Thủy
    tuyền.
    (Trung cực, Quan nguyên thuộc mạch Nhâm có tác dụng ích cho mạch Xung và Nhâm, điều kinh huyết; Thận du bổ ích cho tinh
    tiên thiên; Thủy tuyền là huyệt Khích của kinh Thận là nơi hội của khí huyệt với mạch Xung Nhâm và kinh Thận; Tam âm giao
    giúp thông tam âm).
3. Bệnh Án :

                                                                  Y ÁN KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU
                                                              (Trích trong Nữ Khoa Y Án Tuyển Túy)

    “Phùng, nữ, 21 tuổi. Mạch hai bộ quan Tế mà Sác. Can âm và Tỳ âm đều có thấp nhiệt nung nấu, vì vậy mà huyết bị khô, huyết hư.
    Kinh nguyệt đến lúc sớm lúc trễ. Khí hư ra nhiều, mặt vàng, môi khô. Nếu không điều trị sớm sẽ thành chứng cốt chưng. Trước hết,
    nên dùng bài Tiêu Dao Tán gia vị gồm: Sinh địa, Đương quy (thân), Bạch thược, Sơn chi (sao đen), Đơn bì (sao), Mẫu lệ (sống), Bạch
    truật, Chích thảo, Ngân sài hồ, Thạch hộc (tươi). Sắc uống.
    KHÁM LẦN 2: Kinh nguyệt đến sớm hơn nhưng xuống không được thông lợi, mạch ở hai bộ quan Hư, Hoạt, do Can và Tỳ bị hư yếu, vì
    vậy, thử dùng phép điều kinh để làm cho sơ khí, hòa huyết, có vẻ thích hợp nhất. Cho dùng: Đương quy thân, Xuyên khung, Trạch lan
    diệp, Diên hồ sách, Sơn tra nhục (than), Sơn chi (sao), Đơn bì (sao), Thông thảo, Uất kim, Ngải diệp.
    KHÁM LẦN 3: Mạch hai bộ quan Tế, Sắc, kinh xuống không thông, môi khô, da phồng lên là phần vinh không được đầy đủ, Tỳ có hư
    nhiệt. Dùng phép dưỡng vinh, thanh Tỳ. Dùng Đan sâm (sao), Toàn Đương quy, Trạch lan diệp, Thạch hộc, Phục linh, Sơn dược (sao),
    Thông thảo, Bá tử nhân, Chích thảo, Hợp hoan bì.
    KHÁM LẦN 4: Mạch chạy thông hơn trước, kinh đã thông, môi miệng tươi nhuận hơn. Dùng phép dưỡng vinh, tư âm: Sinh địa (sao rượu),
    Đương quy (thân), Bạch thược (sao), Sơn dược, Phục linh, Thạch hộc, Bá tử nhân, Chích thảo, Hợp hoan bì.
    KHÁM LẦN 5: Mạch chạy tương đối điều hòa, huyết trắng cũng giảm dần, sắc mặt và môi đều tươi nhuận hơn. Dùng bài trên, thêm Ngọc
    trúc, Bạch vi, Tỳ giải.
    KHÁM LẦN 6: Phần âm tuy có hòa nhưng huyết táo, ít tươi nhuận, nên dùng phép tư bổ. Sinh địa, Quy thân, A giao, Bạch thược, Quy bản
    (chích), Thạch hộc, Sơn dược, Ngọc trúc, Bá tử nhân, Tỳ giải, Bạch vi, Phục thần. Dùng Hợp hoan bì sắc lấy nước uống thay nước trà.
    KHÁM LẦN 7: Phần âm hòa hoãn dần, huyết trắng chưa sạch dứt. Cho uống thuốc tư bổ dưới dạng thuốc hoàn, Sinh địa, Thục địa, Quy
    thân, bạch thược, A giao, Quy bản (chích), Mẫu lệ, Thạch hộc, Bạch vi, Tỳ giải, Phục thần, Mạch môn, Hợp hoan bì, sắc uống.
    Thuốc hoàn: Sinh địa, Sa nhân, Thục địa (sao), Thạch hộc đều 120g, Thiên môn, Bạch thược, Bạch vi, Tỳ giải, Cáp phấn (sao với A
    giao), Hương phụ tứ chế, đều 60g; Đương quy, Phục thần, Sơn dược, Sa uyển tử, Mẫu lệ nung, đều 90g, Đảng sâm 120g, Chích thảo
    15g, tán bột. Trước hết lấy Kim châm thái 480g, Hợp hoan bì 240g, sắc lấy nước cốt, trộn mật ong làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn,
    uống mỗi lần 12g lúc đói với nước muối pha nhạt”.

4.Cơ chế bệnh:
    Cơ chế của chứng kinh nguyệt rối loạn có liên hệ với Can và Thận, trong đó Can khí không đều làm cho khí nghịch lên là chính. Can khí,
    Can huyết thái quá hoặc bất cập làm cho huyết hải khi đầy khi vơi bất thường khiến cho kinh kỳ bị rối loạn.



 

Các tin khác