Danh mục bài viết

Hỗ trợ trực tuyến

Tin tức

Liên kết web

Thống kê truy cập

  • Hôm nay:

    842
  • Ngày hôm qua:

    446
  • Tuần hiện tại:

    2552
  • Tháng hiện tại:

    6511
  • Lượt truy cập:

    840782

Quảng cáo

Thuốc mới

Tiện ích

Di tinh

    1.Nguyên Nhân :

Đa số do âm hư hỏa vượng và Thận hư không bền chặt, cũng có thể do thấp nhiệt hạ chú gây nên.
        Âm Hư Hỏa Vượng: Âm dịch bất túc thì sinh nội nhiệt, nhiệt quấy rối tinh thất, do đó phát sinh di tinh. Nguyên nhân phát sinh
    âm hư nội nhiệt, hoặc là do phiền lao quá mức, âm huyết hao tổn ngấm ngầm, hoặc là do vọng tưởng nghĩ ngợi nhiều, buông thả tình
    dục làm thương tổn Thận âm.
        Thận Hư Không Bền: Thủ dâm, tảo hôn, hoặc do phòng sự quá mức làm tổn hại Thận tinh, Thận đã không chứa tinh, cửa tinh
    không bền gây nên di tinh.
        Thấp Nhiệt Nung Nấu Bên Trong: Ăn uống không điều độ làm tổn hại Tỳ Vị, thấp nhiệt từ trong sinh ra, thấp nhiệt dồn xuống
    quấy rối tinh thất gây nên di tinh.
   2.Điều Trị :

 BIỆN CHỨNG
 Biện chứng di tinh cần chú ý hai phương diện Nhiệt và Hư.
 Đơn thuần là Hư không thấy nhiệt, đa số do Thận hư không bền, điều trị chủ yếu phải bổ Thận cố tinh. Nếu vừa có hư lại có nhiệt, đa
 số do âm hư hỏa vượng, điều trị chủ yếu phải tư âm thanh hỏa. Nếu là thấp nhiệt ở bên dưới, chủ yếu phải thanh nhiệt hóa thấp.
 Còn mộng tinh với hoạt tinh, có thuyết cho rằng ngủ mà mơ rồi xuất tinh là bệnh ở Tâm, không mơ mà vẫn xuất tinh là bệnh ở Thận,
 tuy không thể phân loại một cách máy móc, nhưng đa số nhận định rằng mơ rồi xuất tinh thường gặp ở loại âm hư hỏa vượng; không
 mơ mà xuất tinh thường gặp ở loại Thận hư không bền.

  TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
        Âm Hư Hỏa Vượng: Ngủ không yên, mơ nhiều, dễ tỉnh giấc, dương vật dễ cương, mộng, di hoặc tảo tiết tinh, choáng váng, tim
    đập nhanh, tinh thần mỏi mệt, chất lưỡi đỏ nhiều, mạch Tế Sác.
    BIỆN CHỨNG: Chứng này do Tâm Thận âm khuy, hư hỏa thiên vượng gây nên. Giấc ngủ không yên, dương vật dễ cương, mộng di,
    chất lưỡi đỏ là dấu hiệu chủ yếu.
    ĐIỀU TRỊ: Tư âm, thanh hỏa, an thần, cố tinh.
    Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm.
    (Trong bài có Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa, Đơn bì để tư âm thanh hỏa, thêm Táo nhân, Ngũ vị tử, Long cốt, Mẫu lệ để an thần cố
    tinh).
    Nếu bệnh lâu ngày không khỏi, lại thêm Kim anh tử, Khiếm thực để bổ Thận sáp tinh.


        Thận Hư Không Bền: Luôn luôn bị mộng tinh, hoạt tinh, chóng mặt, ù tai, mỏi lưng, tinh thần uể oải hoặc sắc mặt xanh nhợt,
    sợ lạnh, tay chân lạnh, chất lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế, hoặc lưỡi đỏ tróc rêu, mạch Tế Sác.
    BIỆN CHỨNG: Thận suy di tinh, đa số là hoạt tinh, hoặc cùng xuất hiện cả hoạt tinh và mộng tinh. Chóng mặt ù tai, mỏi lưng tinh
    thần uể oải, sắc mặt kém tươi, mạch Tế là dấu hiệu chung của Thận suy. Sắc mặt trắng xanh, sợ lạnh, tay chân lạnh, chất lưỡi
    nhạt, mạch Trầm Tế là Thận dương suy; Lưỡi đỏ tróc rêu, mạch Tế Sác là Thận âm suy.
    ĐIỀU TRỊ: Bổ Thận cố tinh.
 BIỆN CHỨNG
 Biện chứng di tinh cần chú ý hai phương diện Nhiệt và Hư.
 Đơn thuần là Hư không thấy nhiệt, đa số do Thận hư không bền, điều trị chủ yếu phải bổ Thận cố tinh. Nếu vừa có hư lại có nhiệt, đa
 số do âm hư hỏa vượng, điều trị chủ yếu phải tư âm thanh hỏa. Nếu là thấp nhiệt ở bên dưới, chủ yếu phải thanh nhiệt hóa thấp.
 Còn mộng tinh với hoạt tinh, có thuyết cho rằng ngủ mà mơ rồi xuất tinh là bệnh ở Tâm, không mơ mà vẫn xuất tinh là bệnh ở Thận,
 tuy không thể phân loại một cách máy móc, nhưng đa số nhận định rằng mơ rồi xuất tinh thường gặp ở loại âm hư hỏa vượng; không
 mơ mà xuất tinh thường gặp ở loại Thận hư không bền.

  TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
        Âm Hư Hỏa Vượng: Ngủ không yên, mơ nhiều, dễ tỉnh giấc, dương vật dễ cương, mộng, di hoặc tảo tiết tinh, choáng váng, tim
    đập nhanh, tinh thần mỏi mệt, chất lưỡi đỏ nhiều, mạch Tế Sác.
    BIỆN CHỨNG: Chứng này do Tâm Thận âm khuy, hư hỏa thiên vượng gây nên. Giấc ngủ không yên, dương vật dễ cương, mộng di,
    chất lưỡi đỏ là dấu hiệu chủ yếu.
    ĐIỀU TRỊ: Tư âm, thanh hỏa, an thần, cố tinh.
    Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm.
    (Trong bài có Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa, Đơn bì để tư âm thanh hỏa, thêm Táo nhân, Ngũ vị tử, Long cốt, Mẫu lệ để an thần cố
    tinh).
    Nếu bệnh lâu ngày không khỏi, lại thêm Kim anh tử, Khiếm thực để bổ Thận sáp tinh.


        Thận Hư Không Bền: Luôn luôn bị mộng tinh, hoạt tinh, chóng mặt, ù tai, mỏi lưng, tinh thần uể oải hoặc sắc mặt xanh nhợt,
    sợ lạnh, tay chân lạnh, chất lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế, hoặc lưỡi đỏ tróc rêu, mạch Tế Sác.
    BIỆN CHỨNG: Thận suy di tinh, đa số là hoạt tinh, hoặc cùng xuất hiện cả hoạt tinh và mộng tinh. Chóng mặt ù tai, mỏi lưng tinh
    thần uể oải, sắc mặt kém tươi, mạch Tế là dấu hiệu chung của Thận suy. Sắc mặt trắng xanh, sợ lạnh, tay chân lạnh, chất lưỡi
    nhạt, mạch Trầm Tế là Thận dương suy; Lưỡi đỏ tróc rêu, mạch Tế Sác là Thận âm suy.
    ĐIỀU TRỊ: Bổ Thận cố tinh.
Dùng bài Đại Bổ Âm Tiễn hợp với Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn.
    Nếu Thận âm thiên suy, có thể thêm Sinh địa, Mạch đông.
    Nếu Thận dương thiên suy có thể thêm Ba kích, Tỏa dương.
        Thấp Nhiệt Nung Nấu Bên Trong: Di tinh không cầm, miệng đắng hoặc khát, nước tiểu nóng đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch
    Nhu Sác.
    BIỆN CHỨNG: Thấp nhiệt dồn xuống làm cho tinh thất bị xáo trộn, cho nên vừa di tinh vùa có chứng tiểu tiện nóng đỏ. Thấp nhiệt
    nung đốt phía trên, cho nên đắng miệng và khát nước. Rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu Sác, đều là dấu hiệu Thấp nhiệt.
    ĐIỀU TRỊ: Thanh nhiệt hóa thấp.
    Dùng bài Nhị Diệu Tán thêm Trạch tả, Tỳ giải, Tri mẫu, Khổ sâm v.v...
    Điều trị di tinh, ngoài việc dùng thuốc, nên loại trừ tâm lý sợ sệt, tham gia rèn luyện thể lực thích hợp. Ngoài ra, khi ngủ nên nằm
    ngửa, hai chân nên giữ cho ấm áp.

  CHÂM CỨU TRỊ DI TINH
        Châm Cứu Học Thượng Hải: Dưỡng Âm, bồi nguyên.
    Châm Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6), kích thích vừa.
    Mộng tinh thêm Gian Sửu (Tb.5).
    Hoạt tinh, Tiết tinh thêm Thận Du (Bq.23).
    Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần, 5 – 7 lần là 1 liệu trình.
    Ý nghĩa: Quan Nguyên (Nh.4) để bổ Thận Khí, Tam Âm Giao (Ty.6) để bổ Thận Thủy.
        Cao Hoang Du (Bq.43) + Chí Âm (Bq.67) + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) 50 tráng + cứu Thận Du (Bq.23) 100 tráng
    + Trung Phong (C.4) 50 tráng (Tư Sinh Kinh).
        Cách Du (Bq.17) + Chí Âm (Bq.67) + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Trung Phong (C.4) + Tỳ Du
    (Bq.20) (Thần Ứng Kinh).
        Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Cao Hoang (Bq.43) + Tâm Du (Bq.15) + Mệnh Môn (Đc.4) + Nhiên Cốc (Th.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) +
    Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Phong (C.4) (Châm Cứu Yếu Lãm).
    Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thận Du (Bq.23)
    (Châm Cứu Đại Thành).
        Tâm Du (Bq.15) + Thận Du (Bq.23) (Ngọc Long Ca).
        Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Bách Chứng Phú).
        Chí Âm (Bq.67) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thận Du (Bq.23) + Yêu Dương Quan (Đc.2).
    Mỗi ngày hoặc cách 1 - 2 ngày châm 1 lần (Trung Quốc Châm Cứu Học).
    Nhóm 1: Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Khê (Th.3) + Túc Tam Lý (Vi.36)
    Nhóm 2: Chí Thất (Bq.52) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23).
    Luân phiên sửu dụng, 2 ngày châm 1 lần, lưu kim 15 – 30 phút (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
        Đại Hách (Th.12) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tinh Cung (Chí Thất — Bq.52).
    Mộng + Di tinh: Thêm Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7).
    Hoạt tinh: Thêm Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
        Di tinh: Hành Gian (C.2) + Nhiên Cốc (Th.2) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) [đều tảu] + Thận
    Du (Bq.23) [đều bổ] + nếu do quân và tướng hỏa vượng.
    Hoặc Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Chí Thất (bổ) + Hạ Liêu (Bq.34) + Tam Âm Giao (Ty.6) [đều tảu] + Trung Cực (Nh.3), nếu do
    Thấp Nhiệt ở hạ tiêu.
    Hoạt tinh:
    Trung khí hạ hãm: Bá Hội (Đc.20) + Khí Hải (Nh.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Quảûn (Nh.12)[đều bổ].
    Tinh Cung Bất Cố (không chặt): Bạch Hoàn Du (Bq.30) + Khúc Cốt (Nh.2) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du
    (Bq.23) [đều bổ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
        Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Bát Liêu + Chí Thất (Bq.52) + Đại Chùy (Đc.14) + Đại Trữ (Bq.11) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Tuyền
    (C.8) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Thiên Xu (Vi.25) + Thiên Trụ
    (Bq.10) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vi.36). Lựa chọn huyệt dùng cho thích hợp (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
        Cao Hoang Du (Bq.43) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) (Trung Hoa Châm Cứu Học).
    Bát Liêu + Cách Du (Bq.17) + Đại Chùy (Đc.14) + Đại Hách (Th.12) + Đại Trữ (Bq.11) + Khúc Cốt (Nh.2) + Kiên Ngoại Du
    (Ttr.14) + Mệnh Môn (Đc.4) + Phong Trì (Đ.20) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thân Trụ (Đc.12) + Thiên Trụ
    (Bq.10) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Tân Châm Cứu Học).
        Yêu Dương Quan (Đc.2) + Mệnh Môn (Đc.4) + Khúc Cốt (Nh.2) + Trung Cực (Nh.3) + Quan Nguyên (Nh.4) + Đại Cự (Vi.27) +
    Thận Du (Bq.23) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Chí Thất (Bq.52 + Tam Âm Giao (Ty.6) + Địa Cơ (Ty.8) + Trung Phong (C.4) +
    Khúc Tuyền (C.8) + Hoành Cốt (Th.11) + Đại Hoành (Ty.15) + Di Tinh + Trường Phong (Châm Cứu Học HongKong).
        Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Tam Âm Giao (Ty.6).
    Mộng tinh: Thêm Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) + Hành Gian (C.2).
    Hoạt tinh: Thêm Thái Khê (Th.3) + Chí Thất (Bq.52) (Châm Cứu Học Việt Nam).
        Mộng Tinh: Tư Âm giáng Hỏa, Châm bình bổ bình tảu Chí Thất (Bq.52) + Tâm Du (Bq.15) + Thận Du (Bq.23) + Tam Âm Giao
    (Ty.6) + Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7).
    Hoạt Tinh: Bổ Thận cố thoát, Châm bổ + cứu Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý
    (Vi.36).
    Tâm Thận Hư Suy: Bổ ích Tâm Thận, Châm bổ Tâm Du (Bq.15) + Cự Khuyết (Nh.14) + Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) +
    Khúc Cốt (Nh.2) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
3.Bệnh Án :
                                                                               BỆNH ÁN DI TINH
                                             (Trích trong Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư)

    Chu X, nam, ở tuổi trưởng thành. Tiểu tiện còn sót không gọn bãi, khi mệt mỏi thì hoạt tinh, hoa mắt chóng mặt, tinh thần uể oải, mỏi
    lưng gối. Bệnh đã hơn 1 năm, đây là do Thận hư cửa tinh không bền, điều trị theo phép Bổ Thận cố tinh. Dùng Thục địa 16g, Kim anh tử
    12g, Khiếm thực 8g, Tang phiêu tiêu 12g, Sơn thù 12g, Đỗ trọng 12g, Mẫu lệ (nung) 32, Ích trí nhân 6g, Long cốt (nung) 32g.
    Nhận xét: Bệnh án này thuộc loại Thận suy, tinh quan không bền, cho nên hễ mệt mỏi là di tinh, bình thường còn có chứng tiểu tiện
    không gọn bãi. Dù có mộng hay không mộng, đều nên sử dụng phép bổ Thận cố tinh, uống lâu dài sẽ kiến hiệu.

    Bệnh nhân: Vương X, nam, đến tuổi trưởng thành. Di tinh không mộng, hễ hơi lao động là phát bệnh, đói mà không ăn được, ăn vào thì
    trướng bụng, nước tiểu vàng đỏ, đây là thấp nhiệt hạ chú, không nên dùng thuốc bổ sáp, sợ rằng tích nhiệt càng tăng bệnh, có thể biến
    sinh bệnh khác. Dùng Tỳ giải 12g, Sa nhân 3g, Phục linh 12g, Mẫu lệ 20g, Bạch truật 12g, Hoàng bá 12g, Chích thảo 6g, Sơn dược 12g,
    Sinh địa 12g, Trư linh 12g.
    Nhận xét: Bệnh án di tinh này thuộc loại thấp nhiệt hạ chú, tuy không mộng mà di, nhưng không có chứng Thận suy nào khác, cho nên
    lấy chứng tiểu tiện vàng đỏ làm căn cứ, dùng thuốc thanh lợi thấp nhiệt, kèm thuốc ích Thận làm tá. Nếu đã tiểu tiện trong mà di tinh
    chưa hết có thể tiếp tục cho uống Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn để củng cố.



 

Các tin khác