Danh mục bài viết

Hỗ trợ trực tuyến

Tin tức

Liên kết web

Thống kê truy cập

  • Hôm nay:

    12
  • Ngày hôm qua:

    846
  • Tuần hiện tại:

    2739
  • Tháng hiện tại:

    6527
  • Lượt truy cập:

    840798

Quảng cáo

Thuốc mới

Tiện ích

Chữa bệnh trực tuyến

Thoái hóa khớp

PGS.TS. Nguyễn Thị Bay 1. Đại cương Thoái hóa khớp (THK) là bệnh mạn tính thường gặp ở người trung niên và người có tuổi, xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi thành phần của xã hội, ở tất cả các nước và phụ nữ nhiều hơn nam giới. . Thống kê củaWHO cho thấy có 0,3 0,5% dân số bị bệnh khớp lý về khớp thì trong đó có 20% bị thoái hóa khớp. Ở Mỹ: 80% trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Ở Pháp: Thoái hóa khớp chiếm 28% số bệnh về xương khớp. Ở Việt Nam: thoái hóa khớp chiếm 10,41% các bệnh về xương khớp.

Xem chi tiết

BỆNH THẤP KHỚP

Bệnh thấp khớp là danh từ chung gồm những bệnh có triệu chứng đau ở khớp, giảm khả năng cử động và nhiều khi có biến dạng khớp xương. Tuy là một bệnh toàn thân, nhưng việc cư trú bệnh ở khớp là triệu chứng chính, hoặc ở tim gây thương tật tim là nguy hiểm nhất.

Xem chi tiết

Bệnh gout

Là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng acid uric trong huyết thanh. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khớp viêm tái phát nhiều lần, dị dạng khớp, nổi u cục dưới da và quanh khớp, bệnh tiến triển gây sỏi thận do acid uric, bệnh thận do gút. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Xuất hiện đầu tiên trong sách Đan Khê Tâm Pháp. Đông y còn gọi là Lịch Tiết Phong, Bạch Hổ Phong, Bạch Hổ Lịch Tiết.

Xem chi tiết

Bệnh Chàm

Là một bệnh ngoài da tương đối phổ biến, điều trị dai dẳng do viêm lớp nông ở da cấp hoặc mạn tính, tiến triển từng đợt, hay tái phát và đa dạng về triệu chứng

Xem chi tiết

Cholesterol máu

Cholesterol là thành phần cần thiết cho sự sống, cấu tạo mật và sinh tố D. Nó tạo màng tế bào để tổng hợp một số hormon. Ở tuổi 45-50 nên xét nghiệm nồng độ Cholesterol máu thường xuyên hoặc định kỳ để theo dõi sự gia tăng của Cholesterol trong máu....

Xem chi tiết

Chóng mặt

Y Học Cổ Truyền gọi là Huyễn Vựng Huyễn là hoa mắt, Vựng là chao đảo như ngồi trên thuyền, hai triệu chứng này thường đi chung với nhau, vì vậy gọi chung là huyễn vựng.Nếu nhẹ thì thoáng qua, đôi khi chỉ nhắm mắt lại là hết.Nếu nặng thì thường kèm theo tức ngực, buồn nôn, đổ mồ hôi, nặng hơn đi đứng không vững, mở mắt ra là thấy mọi vật quay cuồng, có khi bị ngất xỉu.

Xem chi tiết

Cổ trướng

Bình thường ở màng bụng chỉ là một khoảng trống giữa lá tạng và lá thành. Trong trường hợp bị bệnh hoặc khi có rối loạn điều hòa động và thủy tĩnh học của cơ thể, dịch thể xuất hiện trong ổ màng bụng gọi là Cổ Trướng. Dịch đó có thể lưu thông trong khắp ổ màng bụng, gọi là Cổ trướng tự do.Cũng có trường hợp dịch đó khu trú trong một vùng của ổ màng bụng bởi các màng dính tạo thành vách ngăn, đó lá Cổ trướng ngăn cách.

Xem chi tiết

Cơn đau thắt ngực và thiếu máu

Bệnh thiếu máu cục bộ hay thiếu máu cơ tim là một trong những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh xơ mỡ động mạch.Bệnh thiếu máu tim là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và là nguyên nhân tử vong cao(ở các nước phát triển,50% các trường hợp tử vong là do thiếu máu tim).

Xem chi tiết

Cơn đau tim

Là chứng đau vùng tim từng cơn do rối loạn dinh dưỡng của cơ tim,thường xảy ra sau khi gắng sức,xúc động mạnh,bị lạnh. Gặp nhiều ở người lớn tuổi.Đàn ông và người lao động trí óc bị nhiều hơn đàn bà và lao động chân tay.

Xem chi tiết

Cước khí

Xuất xứ: Bắt đầu từ đời nhà Tần. Vì bệnh phát sinh ở dưới chân cho nên gọi là Cước Khí. Sách Thiên Kim Phương cho rằng chân có sưng gọi là Thấp Cước Khí; Chân không sưng gọi là Can Cước Khí; Chân sưng kèm khó thở, tức ngực gọi là Cước Khí Nhập Tâm. Cũng gọi là Cước Nhược (Vì thấy chân mềm yếu không có sức), hoặc Huyền Nhược (Chân mềm), Quyết, Hoãn Phong, Cước Nhược, Nhuyễn Cước Bệnh. Chứng này lúc đầu chỉ cảm thấy hai chân mềm yếu, đi lại đau nhức, nhưng cần chú ý đến ngực bụng đầy, vì đó là triệu chứng cước khí xung tâm. Nếu ngực khoan khoái thì các chứng khác tuy nặng cũng không đáng ngại, trái lại nếu các chứng khác gần khỏi mà ngực bụng không khoan khoái thì vẫn phải chú ý. Sách Cước Khí Khái Luận đã nhận định: “Không cần hỏi chân, chỉ cần hỏi bụng” cho thấy tính chất quan trọng của việc chú ý đến ngực bụng.

Xem chi tiết

Đái hạ

Vạn Mật trai, tác giả sách Vạn thị phụ nhân khoa, khi bàn về bệnh của phụ nữ đã nhận định rằng bệnh của phụ nữ tuy nhiều nhưng không ngoài 4 bệnh: Kinh nguyệt, Thai nghén, Đái hạ và Sinh đẻ. Như vậy, Đái hạ là 1 trong số những bệnh đã từng được người xưa nghiên cứu đến.

Xem chi tiết

Động mạch viêm tắt

Đông y gọi là Thoát thư,Huyết Thuyên Bế Tắc Tính Mạch Quản Viêm. Xuất hiện đầu tiên trong sách Lưu Quyên Tử Quỷ Di Phương, có nhiều tên gọi khác nhau như Thoát Ung, Thoát Cốt Thư, Thoát Cốt Đinh, Đôn Ung, Chú Tiết Đinh, Khương Lang Chú, Tháp Giả Độc Đằng, tục danh là Thập Chỉ Linh Lạc.

Xem chi tiết
« 1 2 »